CHUYÊN MỤC ĐẶC BIỆT: LỊCH SỬ CÁC CUỘC SUY THOÁI HOA KỲ - PHẦN 2: ĐẠI KHỦNG HOẢNG (1929-1941): CĂNG THẲNG TỘT CÙNG TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VÀ SUY THOÁI ĐÃ XẢY ĐẾN

Hệ quả có thể nhìn thấy rõ nhất từ sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu Mỹ 1929 là sự căng thẳng đến tột cùng của hệ thống ngân hàng thương mại Hoa Kỳ. Đặc biệt đối với các ngân hàng thương mại ở New York khi toàn hệ thống đã cho vay hàng triệu triệu đô la để phục vụ cho mục đích đầu cơ chứng khoán. Kết quả là khi cuộc sụp đổ 1929 xảy đến, người gửi tiền đã thật sự hoảng loạn và đến ngân hàng để rút tiền tháo chạy.
Để giải quyết được vấn đề thanh khoản, ngân hàng dự trữ liên bang New York đã phải bơm tiền ra hệ thống ngân hàng thông qua việc mua trái phiếu chính phủ đồng thời cắt giảm lãi suất chiết khấu. Động thái của ngân hàng dự trữ liên bang New York đã kịp thời ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng thương mại tại khu vực này.
Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán không có chỉ có những tác động lên thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà đầu tư cổ phiếu đã bị mất tiền, các khoản tiền tiết kiệm của họ đều bị thổi bay. Đứng trước những lo ngại về việc họ sẽ không chi trả được những khoản chi phie phát sinh hàng ngày. Người dân bắt đầu thực hiện giải pháp “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu.
Sự thắt chặt trong chi tiêu đã dẫn đến nhu cầu cho các mặt hàng có tính bến (durable goods) sụt giảm. Các doanh nghiệp sản xuất durable goods - như Ford Motor - đã chứng kiến cầu tiêu thụ xe hơi giảm đáng kể sau sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu Mỹ. Như một hệ quả, doanh số doanh nghiệp giảm và họ đã cắt giảm nhân công. Tỉ lệ đã thất nghiệp đã tăng lên mức 8.7% trong năm 1930 và suy thoái đã tiếp tục diễn ra sâu hơn mạnh hơn trong nửa sau của năm 1929 và nửa đầu của năm 1930.
Sau sự sụp đổ 1929, suy thoái tiếp tục diễn ra cho tới mùa thu 1930 - chỉ số sản xuất công nghiệp sụt giảm mạnh 25% từ tháng 8/1929 cho đến tháng 10/1930. Kể từ tháng 10/1930, kinh tế Mỹ đón nhận tin vui khi nền kinh tế hôi phục trở lại - chỉ số sản xuất công nghiệp phục hồi giảm 13.47% trong tháng 7/1931 so với mức giảm 25% trong tháng 10/1930.
Không lâu sau khi nền kinh tế Mỹ phục hồi trở lại, sự bất ổn trong hệ thống ngân hàng vùng đã lan rộng ra quy mô toàn quốc tiếp tục đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái - còn được gọi là Đại khủng hoảng bởi mức độ mạnh, quy mô diện rộng và thời gian diễn ra dài của một cuộc suy thoái.



Đang tải lên: Đã tải 1220446/1220446 byte lên.

Comments