CHUYÊN MỤC ĐẶC BIỆT: LỊCH SỬ CÁC CUỘC SUY THOÁI HOA KỲ - PHẦN 1: ĐẠI KHỦNG HOẢNG (1929-1941): MỞ ĐẦU VỚI SỰ SỤP ĐỔ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NĂM 1929

Đại khủng hoảng - còn gọi là Great Depression - là một cuộc suy thoái diễn ra lâu nhất và có cường độ mạnh nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Thời gian diễn ra của cuộc đại Khủng hoảng kéo dài hơn một thập kỷ đã để lại cho kinh tế Mỹ và thế giới hậu quả nặng nề

Tại sao đại khủng hoảng lại rất khác so với các cuộc suy thoái thông thường khác? Lí do thông thường để một cuộc suy thoái xảy ra là do ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên trong trường hợp Đại Khủng Hoảng, chính sách tiền tệ thắt chặt được cục dữ trữ liên bang sử dụng để kiềm chế hoạt động đầu cơ trên thị trường chứng khoán Mỹ trong bối cảnh CPI Mỹ năm 1929 không có thay đổi so với năm 1928.
Đại khủng hoảng 1929-1941 bắt đầu diễn ra với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929. Trước năm 1929 - cụ thể giai đoạn những năm 20 - chứng khoán Mỹ đã ở trong giai đoạn Roaring Twenties. Roaring Twenties là giai đoạn giá cổ phiếu Mỹ tăng một cách kinh khủng khiếp. Chỉ số DJIA tăng gấp 6 lần từ mức điểm 61 trong tháng 8/1921 lên mức 381 điểm trong tháng 9/1929.
Giai đoạn Roaring Twenties là giai đoạn của những hưng phấn và lạc quan của nền kinh tế Mỹ và thị trường chứng khoán Mỹ. Các gia đình trở nên thịnh vượng. Các ngành công nghiệp xe hơi, điện thoại và những công nghệ mới tiếp tục nở rộ. Đồng thời, ngành công nghiệp mới của các công ty môi giới; các hình thức uỷ thác đầu tư và tài khoản margin đã cho phép người dân đi vay để đầu tư chứng khoán.Vào giai đoạn đó cho vay margin được kiểm soát tương đối lỏng lẻo - người dân chỉ cần bỏ ra 10% số tiền vốn của mình để có thể vay tiền để mua cổ phiếu.
Nhận thấy những rủi to từ việc đầu cơ hàng hoá trên thị trường chứng khoán Mỹ, các lãnh đạo các ngân hàng dữ trữ liên bang và Uỷ ban dự trữ liên bang đã có những động thái can thiệp. Phần đông lãnh đạo các ngân hành dự trữ liên bang đều tin rằng dòng vốn đầu cơ cổ phiếu chảy vào thị trường chứng khoán Mỹ khiến cho năng suất tại các khu vực thương mại và sản xuất công nghiệp sụt giảm.
Cục dữ trữ liên bang tại thời điểm đó đã triển khai hai phương án để giảm thiểu hoạt động đầu cơ đang diễn ra mạnh mé trên thị trường chứng khoán.
- Phương án 1 (Phương án chung): Uỷ ban dự trữ liên bang đề nghị các ngân hàng dự trữ liên bang từ chối các yêu cầu về tín dụng đến từ các ngân hàng thương mại thành viên cho vay với mục đích đầu cơ cổ phiếu
- Phương án 2 (Phương án của George Harrison, lãnh đạo ngân hàng dự trữ liên bang New York): Hướng đến nâng lãi suất cho vay chiết khấu. Điều này có tác động trực tiếp nâng mức phí mà các ngân hàng thương mại phải trả khi vay vốn từ các ngân hành dự trữ liên bang và tác động gián tiếp nâng tất cả các mức lãi suất cho vay doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Sau khi cục dữ trữ liên bang nâng lãi suất 6% vào giữa năm 1929, hoạt động đầu cơ vẫn diễn ra sôi nổi. Trong bối cảnh:
(1) các nền kinh tế trên thế giới bị chững lại do các ngân hàng trung ương toàn cầu đã phải tăng lãi suất theo FED
(2) Mức lãi suất FED tăng cao không khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp đi vay phục vụ sản xuất
(3) Chỉ số sản xuất công nghiệp đã quay đầu giảm kể từ tháng 8/1929.
(4) Định giá CAPE tại thị trường chứng khoán Mỹ đã ở mức cao nhất trong lịch sử vào giai đoạn cuối năm 1929, báo hiệu chuẩn bị có bong bóng nổ
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ vẫn tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu. Việc bỏ qua các yếu tố cơ bản như lãi suất tăng, nền sản xuất suy yếu và định giá quá cao đã khiến cho các nhà đầu tư phải trả giá
Dow Jones đã quay đầu giảm mạnh 13% vào ngày 28/10 năm 1929 (còn gọi là thứ Hai đen). Trong ngày tiếp theo Dow Jones tiếp tục giảm mạnh 12%. Sự lai dốc của DJIA vẫn còn tiếp diễn cho đến mùa hè 1932. Cụ thể rổ chỉ số giảm 89% tính từ mức đỉnh trước đó. Phải mãi đến năm 1954, DJIA mới quay trở lạo mức điểm trước khi vụ thảm kịch xảy ra năm 1929.




Comments