Chuyên mục đặc biệt: Xây dựng danh mục đầu tư phòng thủ trong bối cảnh xu hướng giảm của thị trường chứng khoán năm 2022

Vào năm 2021, thị trường tăng mạnh trong cả năm đã khiến nhiều nhà đầu tư không chuyên có tâm lý chủ quan. Khoảng thời gian đó là khoảng thời gian mà mọi người mua bất kỳ mã cổ phiếu nào cũng thắng. Thế nhưng điểm yếu của những nhà đầu tư cá nhân đã lộ ra rõ ràng khi sang đến năm 2022 xung quang tràn ngập những thông tin xấu cả trong và ngoài nước (lạm phát toàn cầu, trái phiếu bất động sản trong nước, Vạn Thịnh Phát, suy thoái kinh tế v.v). Trong đầu tư tài chính, trước khi muốn tăng trưởng vốn thì có lẽ việc xây dựng cho mình một hệ thống phòng ngừa rủi ro bao giờ cũng quan trọng hơn cả. Trong bài viết này, tôi sẽ sử dụng chủ yếu phân tích Sức mạnh giá tương đối (Relative price strength analysis) nhằm phát hiện ra những khu vực cổ phiếu đã tăng mạnh hơn VNIndex tính từ đầu năm cho tới thời điểm hiện tại.
Dữ liệu sử dụng
  • Thời gian: Tính từ đầu năm 2022 đến thời điểm hiện tại
  • Các doanh nghiệp được chọn là các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành. Các cổ phiếu bao gồm large-cap, mid-cap, và small-cap
  • Các doanh nghiệp được chọn đến từ 20 ngành đa dạng bao gồm: Ngân hàng, Bất động sản, Thực phẩm đồ uống, Tiện ích, Xây dựng cầu đường, Cảng và logistics, Bê tông, Nhựa - Hóa Chất - Cao Su, Đá xây dựng, Thép, Dầu khí, Bán lẻ, Du lịch và giải trí, Công nghệ, Viễn thông, Đồ gia dụng & gỗ, Dệt May, Dược phẩm, Chứng khoán - bảo hiểm, Sản xuất lốp xe.
1. Hiệu suất của từng ngóm ngành thế nào tính từ đầu năm 2022
1.1. Ngành ngân hàng: Nhìn chung ngành ngân hàng là ngành di chuyển cùng chiều với rổ chỉ số VNIndex. VNIndex giảm kéo theo đa số các cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm. Một số cái tên có mức giả giảm ít hơn thị trường phải kể đến như SSB (Seabank), ACB (Á Châu), EIB (Eximbank), CTG (Vietinbank) lần lượt giảm -12.19%, -16.42%, -19.17% và -19.28% YTD. Đứng đầu danh sách là 2 cổ phiếu ngân hàng đi ngược chiều với chuyển động chung của thị trường gồm BID (BIDV) và VCB (Vietcombank) với mức tăng giá tính từ đầu năm lần lượt là 4.01% và 0.89% (so với mức mức giảm -30.01% YTD).
  • Khuyến nghị điều chỉnh tỷ trọng danh mục: Giảm tỉ trọng nhóm ngành ngân hàng trong giai đoạn bear market (thị trường giảm hơn 20%)
Hình 1.1: Phân tích RPS giữa các ngân hàng và với VNIndex.
Hình 1.2: Tập hợp các ngân hàng với Sức mạnh giá tương đối được xếp từ cao xuống thấp.

1.2. Ngành bất động sản:
Trong giai đoạn bear market 2022, các cổ phiếu tiêu biểu của nhóm này nhìn chung chuyển động cùng chiều với thị trường. Tuy nhiên có một mã cổ phiếu lội ngược dòng đáng chú ý là BCM (Becamex) với mức tăng giá 22.55% YTD (so với mức giảm -30.01% YTD của VNIndex)
  • Khuyến nghị điều chỉnh tỷ trọng danh mục: Giảm tỷ trọng nhóm ngành bất động sản trong bear market
Hình 1.3: Phân tích RPS giữa các doanh nghiệp bất động sản (cả bất động sản thương mại và khu công nghiệp) và với VNIndex
Hình 1.4: Sức mạnh giá tương đối của các doanh nghiệp bất động sản sắp xếp từ cao xuống thấp

1.3. Ngành thực phẩm đồ uống: Ngành thực phẩm đồ uống năm 2022 ghi nhận 3 mã cổ phiếu tăng mạnh hơn thị trường gồm KDC (Kido), VHC (Vĩnh Hoàn) và SAB (Sabeco) lần lượt tăng 17.16%, 15.88% và 15.29% YTD. Bên cạnh 3 mã cổ phiếu này, Vinamilk là một cổ phiếu sữa tiêu biểu có thể xem xét chọn lựa vào danh mục với tư cách là cổ phiếu phòng thủ. Tính từ đầu năm đến thời điểm hiện tại, VNM giảm -5.36% (so với -30.01% YTD của VNIndex). Bên dưới đây là cơ cấu doanh thu của các cổ phiếu nói trên. Các cổ phiếu này đã đều strong outperform hay đã outperform (trường hợp VNM).
  • Khuyến nghị điều chỉnh tỷ trọng danh mục: Tăng tỉ trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm thiết yếu.
Hình 1.5: Phân tích RPS giữa các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành thực phẩm đồ uống và với VNIndex 
Hình 1.6: Sức mạnh tương đối cảu các doanh nghiệp ngành thực phẩm đồ uống được xếp từ cao xuống thấp 
  • KDC - Tập đoàn Kido: Doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp đến chủ yếu từ 3 nguồn chính (1) Buôn bán thực phẩm; (2) Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm và nước uống như kem ăn, sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đồ uống không cồn, nước khoáng; (3) Sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động thực vật, từ các hạt có dầu, thạch dừa; sản xuất, kinh doanh các loại bao bì đóng gói; xuất khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất chế biến ngành dầu thực vật. Như vậy rõ ràng, KIDO là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm thiết yếu. Cổ phiếu của doanh nghiệp này có thể là một trong những phương án phòng thủ tốt trong bear market và suy thoái kinh kế.
  • VHC - Vĩnh hoàn: Doanh thu chủ đạo của doanh nghiệp đến từ xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn gồm một số thị trường lớn như Mỹ (23%), Trung Quốc (28%), EU (7%). Tính từ đầu năm đến thời điểm hiện tại, VHC đã tăng mạnh hơn thị trường. Có lẽ sự tăng mạnh của cổ phiếu này đã phán ảnh số liệu nhập khẩu khả quan đến từ các thị trường lớn như Mỹ và EU. 
  • SAB - Sabeco: Doanh thu chủ đạo của doanh nghiệp đến từ các mảng chính bao gồm (1) Bán bia, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong doanh thu tổng của SAB; (2) Bán nguyên vật liệu; (3) Bán nước giải khát; (4) Bán cồn và rượu; (5) Doanh thu khác
1.4. Ngành tiện ích - điện, nước và khí đốt: Các cổ phiếu thuộc ngành này là những công cụ phỏng thủ rất hữu ích trong bear market. Tính từ đầu năm 2022 đến thời điểm hiện tại có 6 mã cổ phiếu đã tăng mạnh hơn thị trường chung. Các cổ phiếu này bao gồm: REE (Cơ điện lạnh) tăng 31.27% YTD, DNH tăng 14.57% (Thủy điện Đa Nhim), VSH tăng 14.49% YTD (Thủy điện Vĩnh Sơn), BWE tăng 12.56% YTD (Nước Bình Dương), NT2 tăng 10.47% YTD (Nhơn Trạch 2) và GAS (Khí Việt Nam) tăng 7.26%.
  • Khuyến nghị điều chỉnh tỷ trọng danh mục: Tăng mạnh tỉ trọng các cổ phiếu tiện ích trong bear market. 
Hình 1.7: Phân tích RPS giữa các doanh nghiệp tiêu biểu trong tiện ích và với VNIndex 
Hình 1.8: Sức mạnh tương đối cảu các doanh nghiệp ngành tiện ích được xếp từ cao xuống thấp

1.5. Nhóm ngành liên quan đến đầu tư công - Thép, Bê tông, Xây dựng cầu đường, Đá xây dựng:
Các cổ phiếu được chọn của 3 nhóm ngành này nhìn chung đều giảm mạnh hơn thị trường.
  • Khuyến nghị điều chỉnh tỷ trọng danh mục: Giảm tỉ trọng danh mục với nhóm ngành đầu tư công 
Hình 1.9: Sức mạnh tương đối của các nhóm ngành đầu tư công: Thép, Xây dựng cầu đường, Đá xây dựng được sắp xếp từ cao đến thấp.

1.6. Ngành cảng và logistic:
Nhóm ngành cảng và logistic tính từ đầu năm cho tới thời điểm hiện tại vẫn đón nhận một số tín hiệu tích cực đến từ cổ phiếu đi ngược chiều khi thị trường giảm như PDN tăng 52.52% YTD (Cảng Đồng Nai), STG 42.16% YTD (Kho vận miền Nam), CDN tăng 7.10% YTD  (Cảng Đà Nẵng), GMD tăng 1.64% YTD (Gemadept).
  • Khuyên nghị điều chỉnh tỷ trọng danh mục: Giảm tỉ trọng, tìm kiếm những cổ phiếu đi ngược chiều với ngành, với VNIndex và có tính thanh khoản cao.
Hình 1.10: Sức mạnh tương đối của các nhóm ngành cảng & logistic được sắp xếp từ cao đến thấp.

1.7. Sức mạnh giá tương đối của một số nhóm ngành khác

2. Tổng hợp những cổ phiếu tăng mạnh hơn thị trường năm 2022

Hình 1.11: Chưa xem xét đến yếu tố thanh khoản

Hình 1.12: Đã xem xét đến yếu tố thanh khoản

3. Xây dựng danh mục phòng thủ trong bối cảnh bear market 2022.
















Comments